• .
  • Chúc mừng giánh sinh và năm mới 2025
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất

Bí mật về tần số quét hình ở HDTV

Người dùng dễ bị lầm tưởng về thông số quét hình thực tế trên HDTV bởi lời giới thiệu và cách thức tiếp thị quá tốt từ các hãng.

Hiện tượng mờ hình Motion Blur với các hình ảnh chuyển động nhanh.
Hiện tượng mờ hình Motion Blur với các hình ảnh chuyển động nhanh.

Refresh Rate có thể coi là tần số làm tươi hay thông số quét hình trên HDTV. Đây là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng, số Hz cao sẽ giúp cho việc hình ảnh trên TV chuyển động mượt và bớt đi hiện tượng mờ khi thể hiện các hình ảnh chuyển động (Motion Blur).

Bằng cách sử dụng kỹ thuật chèn thêm, TV sẽ tự tạo ra thêm các khung hình mới để bổ sung vào giữa các khung hình thật và gốc ban đầu. 60Hz là một thông số chuẩn và thông dụng trên hầu hết màn hình HDTV LCD và LED hiện nay. Điều này tương đương với việc màn hình TV có thể trình diễn hình ảnh ở tốc độ 60 hình mỗi giây.

Các hãng TV cũng dựa trên kỹ thuật trên để đưa ra các loại màn hình có tất số quét hình cao hơn, như 120Hz hay 240Hz, và hình ảnh hiển thị đương nhiên là tốt hơn 60Hz. Với nhiều người, họ sẵn sàng bỏ thêm tiền để nâng cao tần số quét hình trên các model mới.

Sự khác biệt giữa tần số quét hình thấp (trái) và cao (phải).
Sự khác biệt giữa tần số quét hình thấp (trái) và cao (phải).

Khi công nghệ phát triển, kỹ thuật mới trong việc làm tươi hình, cải thiện các vệt mờ ở hình ảnh chuyển động được các hãng TV áp dụng đó được gọi là công nghệ quét đèn nền (Scaning Backlight) hay công nghệ chèn khung hình đen (Black Frame Insertion). Kéo theo đó nhiều mẫu TV cao cấp hiện nay được giới thiệu là sở hữu MotionFlow 480, 960 hay CRM 960 tuy nhiên thông số 480, 960 phía sau liệu có phải là tần số quét hình thực của màn hình hay không thì không được tiết lộ một cách rõ ràng.

Theo HD Guru, các nhà sản xuất TV hiện nay đang thổi phồng kỹ thuật này và nói một cách không rõ ràng để khiến người tiêu dùng lầm tưởng. Thực chất các kỹ thuật mới như quét đèn nền hay chèn khung hình đen không hoàn toàn thay đổi được tần số quét hình của màn hình TV nhưng vẫn tạo ra cảm giác là nhanh hơn.

Các con số nằm phía sau dòng chữ thông số SPS, TruMotion, MotionFlow hay CMR đôi khi phản ánh gấp hai hay gấp ba lần tần số quét hình thực của sản phẩm. Bởi vậy nếu cần tìm thông số quét hình người dùng phải tìm chính xác thông số Refresh Rate.

Dưới đây là những bí mật về thông số quét hình trên TV của các hãng mà HD Guru chia sẻ.

Sony

Nhà sản xuất tới từ Nhật thường giới thiệu công nghệ MotionFlow XR đi kèm với các con số như 240, 480 và 960 tùy vào từng model. Theo giải thích của Sony, MotionFlow sử dụng phương pháp chèn khung hình nội suy, nháy đèn nền LED theo dòng và giảm độ nhòe bằng cách xử lý tín hiệu. Ví dụ như MotionFlow XR 960 có được bằng cách nhân tần số quét gốc (240Hz) lên 4 lần.

Cũng theo như điều tra của HD Guru, Sony bắt đầu loại bỏ thông số về tần số quét hình thực của TV trên các website của hãng đối với các model 2012. Model vừa có mặt KDL55EX640 được giới thiệu với MotionFlow XR 240 nhưng khi được hỏi, nhân viên của Sony cho biết model này có tần số quét hình thực tế chỉ 120Hz chứ không phải 240Hz.

Samsung

Công nghệ Clear Motion Rate của Samsung.
Công nghệ Clear Motion Rate của Samsung.

Hãng TV số một thế giới sử dụng thông số Clear Motion Rate (CMR) với các con số 120, 240, 480, 840 và 960 để giúp người dùng hình dung về khả năng làm mượt hình ảnh trên TV. Tuy nhiên, Samsung từ chối tiết lộ phương pháp tạo ra các con số trên.

Trên vỏ hộp sản phẩm 2012 mới của mình, Samsung cũng sử dụng các thông số CMR thay cho việc nói rõ thông số quét hình thực tế của màn hình. Và tương tự như Sony, điều này khiến cho nhiều người mua hãng sẽ bị lầm tưởng. Ví dụ như model UN46EH6050 được giới thiệu với Clear Motion Rate 120 nhưng thực tế sản phẩm này chỉ có tần số quét hình thực tế là 60Hz, tương tự như phần lớn TV LCD hiện nay.

LG

Theo thông tin từ website của LG, hãng này cho biết các thông số như TruMotion 120Hz và 240Hz chính là những thông số quét hình thực tế ở các model 2012 của hãng. Sắp tới LG sẽ cho ra mắt các model sở hữu TruMotion 480Hz nhưng việc có tần số quét hình thực là 480Hz hay không vẫn là dấu hỏi.

Sharp

AquoMotion là cụm từ thường được Sharp sử dụng trên các sản phẩm của mình và thực tế theo như HD Guru cho biết, con số phía sau dòng chữ AquoMotion gấp đôi tần số quét hình thực của màn hình.

Panasonic

Con số mà Panasonic đưa ra rất khó xác định bởi một số model được hãng này sử dụng panel màn hình 240Hz và đi kèm với lời giới thiệu "Backlight scanning 1920" như vậy gấp tới 8 lần 240Hz. Tuy nhiên với dòng sản phẩm cấp thấp như E5 hãng này lại sử dụng cụm từ "60 Backlight scanning" và mô tả chính xác tần số quét hình 60Hz. Tuy vậy ở dòng ET5 series, cụm từ "360 Backlight scanning" lại là con số nội suy từ tần số quét 120Hz, nhỏ tới 3 lần.

TV Plasma nói chung

Nhờ cấu tạo, TV Plasma thể hiện hình ảnh chuyển động tốt hơn LCD và LED.
Nhờ cấu tạo, TV Plasma thể hiện hình ảnh chuyển động tốt hơn LCD và LED.

Cách thức thể hiện hình ảnh của loại màn hình này khác hoàn toàn so với LED và LCD bởi vậy chúng không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng mờ hình Motion Blur. Các hãng sản xuất Plasma sử dụng con số sub-field để tạo ra một khung hình làm tần số làm tươi hình, và đó thông thường là 600. Tuy nhiên 600 này không có nghĩa là màn hình Plasma thể hiện tới 600 ảnh mỗi giây.

theo sohoa.vnexpress.net

Share facebookShare facebook

Tin Cùng Chuyên Mục

Trang 1 / 1

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay