• .
  • Chúc mừng giánh sinh và năm mới 2025
  • Smallrig phu kien ho tro quay gan gimbal rs3 rs2 rsc2.jpg
  • Balo túi đeo PGYTECH 3L 4L 6L 10L 11L 22L 25L 35L
  • Tilta Phụ kiện các loại giá tốt nhất

Tin tức về tên miền | domain

Sẽ có tên miền thể thao, thực phẩm trong năm 2010

Bất chấp những tranh cãi lùm xùm, ICANN vẫn tiếp tục xúc tiến kế hoạch cung cấp hàng trăm tên miền cấp I mới trong năm tới, với những phần đuôi như .nyc, .sport hay .food.

Tuy nhiên, các tập đoàn lớn với danh mục sản phẩm khổng lồ cho biết họ sẽ vẫn hết sức cẩn trọng và làm mọi cách để bảo vệ các thương hiệu, ngăn chặn tình trạng đầu cơ tên miền cũng như thủ đoạn phishing lừa đảo tinh vi của giới tội phạm. Bên cạnh đó, ICANN cũng đang vấp phải sự chỉ trích về mức phí mà tổ chức này dự định áp đặt cho các đơn xin cấp tên miền mới.
Việc ICANN chuẩn bị thông qua một loạt tên miền phân loại cấp I (gTLD) kiểu như .sport hay .food chính là chủ đề tranh luận nóng nhất tại cuộc họp thường niên của tổ chức này, đang diễn ra tại Sydney, Úc.

Phía ICANN cho rằng những gTLD mới sẽ mang đến nhiều sự lựa chọn, sáng kiến và sức cạnh tranh mới cho mạng Internet, nhất là cho các tên miền không phải tiếng Anh. Độ dài của chúng có thể dao động tùy ý từ 3-63 ký tự và hỗ trợ tiếng Trung, tiếng Ả-rập cùng nhiều ngôn ngữ khác.


Cho tới thời điểm này, một số nơi đã công bố kế hoạch đăng ký tên miền phân loại mới, đại diện cho thành phố (thí dụ như .paris), vùng miền (như .africa), các tổ chức từ thiện (thí dụ như .green) hoặc những hạng mục như .food (thực phẩm) hay .wine (rượu vang). Theo thông báo từ ICANN, họ sẽ bắt đầu nhận hồ sơ kể từ quý I/2010.

Bắt đầu tính chuyện bổ sung thêm tên miền phân loại mới từ năm 2007, ICANN đã phát hành hai tài liệu hướng dẫn cho cộng đồng Internet để thu thập ý kiến phản hồi. Phiên bản hoàn thiện cuối cùng của sổ tay hướng dẫn sẽ được phát hành vào tháng 10 tới.

Ông Tim Switzer, Phó Chủ tịch NeuStar Registry Service, cho biết các cuộc thảo luận chủ yếu xoay quanh những vấn đề sau: bảo vệ sở hữu trí tuệ và thương hiệu như thế nào, liệu các doanh nghiệp cung cấp tên miền có thể quản lý tên miền mới, rồi thì những gTLD dựa trên địa lý và cộng đồng sẽ được định giá như thế nào, ai sẽ là người giám sát các tên miền bằng tiếng nước ngoài.

Bên cạnh đó, không ai rõ việc tung ra một lúc hàng trăm tên miền phân loại mới sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngành công nghiệp tên miền hiện nay. Các doanh nghiệp hiển nhiên không muốn phải chi nhiều tiền để thâu tóm nhãn hiệu của mình trên tất cả các tên miền mới.

Việc ICANN áp đặt mức phí lên tới 185.000 USD cho các đơn xin cấp tên miền mới cũng bị phê phán. Sau khi được phê chuẩn, mỗi năm doanh nghiệp còn phải nộp thêm 25.000 USD lệ phí nữa.

Trọng Cầm (Theo PCWorld)

Năm 2010, tên miền .com và .org được tự chọn

Một cuộc điều tra mới đây cho biết, khoảng 75% doanh nghiệp mong muốn được lấy tên hãng thay thế cho tên miền mở rộng như .com và .org trong năm tới.

Việc thay đổi tên miền mở rộng sẽ cho phép các doanh nghiệp có tên tuổi như Nike hay Microsoft có thể lấy tên miền của chính hãng và giúp hãng khai thác tốt hơn thương hiệu của mình và cũng như ngăn chặn việc chiếm đoạt tên miền hay thương hiệu bất hợp pháp.

Ví dụ, nếu hãng Nike có tên miền .nike thì hãng có thể tạo lập website có thương hiệu thực và riêng biệt của chính hãng, giống như running.nike hay runlondon.nike, theo Joe White, Giám đốc cơ quan đăng ký tên miền Gandi.net.

Trong khi đó ông cũng cho biết, các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể sử dụng tên miền mở rộng để chỉ đặc thù kinh doanh của họ hoặc theo vị trí của trụ sở công ty như .london hay .paris.

Còn tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) mong đợi, cách đặt tên như trên sẽ sớm được áp dụng cho các tên miền cấp cao mới vào năm tới. Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng cho thấy vẫn còn có nhiều hãng đang dửng dưng với việc đổi mới này.

Theo White, các hãng chưa thực sự biết lợi ích của việc thay đổi này mang lại. Do đó, việc đổi mới vẫn chưa thấm sâu vào trong các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thấy được lợi ích của việc mở rộng cách đặt tên miền cấp cao thì lại rất hứng khởi chờ đợi.

Tuy nhiên, mức giá 185.000USD sẽ là chướng ngại vật cho các doanh nghiệp muốn sở hữu tên miền cấp cao cho riêng mình. Dó đó, thời gian đầu, số lượng hãng đổi tên miền chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp và tổ chức lớn nhất trên thế giới. ICANN dự tính sẽ có 300-500 tên miền mới được áp dụng khi họ mở cửa tên miền mở rộng trong quý I năm 2010.

Theo VnMedia
Thế giới đã có trên 180 triệu tên miên - domain

Công ty hiện đang quản lý tên miền .com VeriSign cho biết, tính đến đến quý 1 2009 thế giới đã có khoảng 183 triệu tên miền cấp 1 được đăng ký. Tăng 12% so với quý 4 2008.

Tên miền quốc gia TLDs (ccTLDs)đạt 74,1 triệu tên miền tăng 18 phần trăm năm so với năm 2008. tổng số đăng ký,. Com vẫn còn phổ biến nhất kế đến domain . Cn (Trung Quốc),. De (Đức) và. Net. Điều này không thay đổi so với Q4 2008.
Theo VeriSign, sự tăng trưởng của số lượng tên miền mới đã thể hiện tầm quan trọng của việc duy trì hệ thống phân giải tên miền (DNS) - hệ thống có nhiệm vụ liên kết với các tên miền dạng số theo địa chỉ IP.
Các chuyên gia nghiên cứu hạ tầng mạng cũng tiếp tục lên tiếng cảnh báo rằng thách thức lớn nhất của Internet không phải là nguồn tài nguyên tên miền DNS mà từ sự hạn chế của các d địa chỉ IP. Một số quốc gia đang bắt đầu chuyển sang sử dụng giao thức IPv6 nhưng quá trình này vẫn diễn ra rất chậm và cản trở sự phát triển của mạng Internet toàn cầu.

Tên miền .Vn sẽ được chuyển nhượng

Theo Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông Lê Nam Thắng, tên miền là tài nguyên quốc gia nên việc đầu cơ là không được phép. Tuy nhiên, khi sự phát triển của xã hội đòi hỏi thì nhà nước sẽ cho phép chuyển nhượng kèm theo cơ chế về thuế, lệ phí...

Ông Thắng cho rằng không thể bắt buộc gắn tên với nội dung nhất định: "Chẳng hạn đăng ký tên miền nhandan nhưng không bắt buộc phải đăng tải nội dung của báo Nhân dân. Sự phù hợp giữa nội dung và tên miền là khái niệm trừu tượng nên không thể lấy tiêu chí trên để kiểm tra website có tên miền đang gây tranh cãi mà chỉ có thể làm theo quy định hiện hành của Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC", ông Lê Nam Thắng phân tích. "Sau 60 ngày Trung tâm sẽ kiểm tra xem tên miền đã được kích hoạt chưa. Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ xem xét nội dung của website có phù hợp với thuần phong mỹ tục, có vi phạm pháp luật không. Đó phải là site 'sống' với nghĩa là phải được cập nhật chứ không phải cứ treo vài thông tin 'chết' lên đó để giữ chỗ đầu cơ tên miền".

Đại diện Bộ Bưu chính viễn thông cũng khẳng định quan niệm coi thương hiệu, tên sản phẩm dịch vụ trong cuộc sống thực và ở trên mạng có liên quan đến nhau, thậm chí như nhau là không đúng, bởi quy định sở hữu trí tuệ quốc tế không đưa tên miền vào phạm vi điều chỉnh. Luật sở hữu trí tuệ VN cũng không có phần domain trong nội dung bảo hộ. "Thương hiệu trong cuộc sống và trên mạng không tách biệt hoàn toàn mà có mối quan hệ với nhau nhưng không có nghĩa có cái này thì phải có cái kia. Đến nay, thông lệ và cách xử lý chung của quốc tế là vậy. Chúng ta đang hội nhập nên không thể nằm ngoài thông lệ này", ông Lê Nam Thắng nhấn mạnh.

Theo : Tiền Phong

Tên miền .tel hoạt động như danh bạ trên web

Khác với .com và .net được dùng để tạo website đăng thông tin chung, domain .tel là nơi các công ty và cá nhân cung cấp địa chỉ liên hệ như số điện thoại, e-mail, dữ liệu định vị GPS và phím kích hoạt cuộc gọi VoIP.

Từ 3/12, các doanh nghiệp có thể đăng ký mua tên miền mới .tel còn người sử dụng sẽ phải chờ tới 24/3/2009. Domain này được thiết kế để hoạt động trên web và các thiết bị cầm tay như Apple iPhone và RIM BlackBerry.

Chủ sở hữu có thể tiết lộ ít hay nhiều thông tin tùy theo nhu cầu bởi hệ thống có cơ chế cho phép những người thân cận được quyền truy cập nội dung sâu hơn.

"Doanh nghiệp cần nhận thức được tiềm năng của .tel và hiệu quả của nó trong công việc", Kash Mahdavi, Giám đốc Telnic - công ty quản lý .tel, cho hay. Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ giá đăng ký tên miền mà chỉ khẳng định nó "tương tự các domain khác".

Tham khảo : http://www.matbao.tel

Triệu phú từ những tên miền 7 USD

Các "địa chủ" này chỉ cần làm công việc gõ một số từ chung hoặc dễ nhớ để đăng ký domain với phí 6,86 USD cho đuôi.com, 4,23 USD cho đuôi .net nhưng bán được với giá gấp hàng trăm, hàng nghìn lần.
Sau đó, domain sẽ được đặt vào dịch vụ "lưu trú tên miền" (domain parking) để khi có người tìm kiếm trên các search engine như Google bấm vào hoặc vô ý gõ nhầm, họ sẽ được hướng vào các địa chỉ này (hiển thị dưới dạng một website mẫu). Thường thì các nhà quảng cáo trong lĩnh vực liên quan đăng thông tin quảng cáo và các đường link trên đó và với mỗi click, người sở hữu tên miền sẽ nhận được vài cent. Tổng số tiền không phải nhỏ vì mỗi nhà đầu cơ đăng ký tới hàng trăm, hàng nghìn domain. Trên thị trường toàn cầu, dịch vụ lưu trú tên miền hiện có giá trị hơn 1 tỷ USD.

Công ty Dark Blue Sea (Australia) - có danh sách 550.000 tên miền và là "địa chủ" domain lớn thứ 2 trên thế giới - cho biết năm 2007 họ lãi 3,5 triệu USD nhờ việc quảng cáo trên dịch vụ lưu trú và bán tên miền. Tổng giá trị của danh sách này ước tính vào khoảng 500 triệu USD.

Còn khi một domain trở nên hấp dẫn với doanh nghiệp, nó sẽ có giá gấp hàng nghìn lần giá trị ban đầu. Ví dụ tên miền bedroomfurniture.com khi đăng ký chỉ vài USD nhưng được Dark Blue Sea mua lại với 40.000 USD vài năm trước. Họ vừa bán nó đi để thu về 280.000 USD.

"Tên miền có thể trở thành tài sản lớn nếu là một danh từ chung trong lĩnh vực được chú ý", Dan Warner, Giám đốc Dark Blue Sea, nói. "Ví dụ Manufacture.com, Doctorate.com hay Publishing.net của chúng tôi nhận được lượng truy cập rất lớn".

Theo: VnExpress

400 triệu USD cho tên miền Business.com

Công ty sở hữu tiên miền Business.com đang rao bán Business.com với giá khoảng 300 triệu USD đến 400 triệu USD. Trong khi đó, domain này được mua với giá ban đầu là 7,5 triệu USD vào năm 1999.

Jake Winebaum and Sky Dayton, hai người sở hữu Business.com, hy vọng tên miền này sẽ thu hút được sự quan tâm từ nhiều công ty truyền thông như Dow Jones & Co và New York Times...

Business.com là trang tìm kiếm theo danh mục khá đa dạng, từ hàng hóa đến nhà đất, việc làm...Lưu lượng truy cập của website này đang tăng mạnh, riêng trong quý I đã tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái.

Hai doanh nhân Jake Winebaum and Sky Dayton mua tên miền này vào năm 1999 với giá 7,5 triệu USD. Đây là số tiền được coi là kỷ lục lúc đó. Hiện trang web thu hút 6 triệu khách ghé thăm mỗi tháng.

Theo: Báo tuổi trẻ

2,6 triệu USD cho tên miền pizza.com

Chris Clark, 43 tuổi, người Mỹ vừa bán được tài sản này với giá hời sau khi mua và duy trì domain ở mức 20 USD/năm, từ 1994.

Anh chấp thuận số tiền trên từ một người tham gia không nêu tên trong cuộc đấu giá trực tuyến kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 27/3 vừa qua. "Giống như mơ vậy", Clark bày tỏ. "Điều này sẽ thay đổi rất lớn cuộc sống của tôi".

Khi mua domain nói trên, anh từng hi vọng nó sẽ giúp công ty tư vấn kinh doanh của mình ký được hợp đồng với một hãng sản xuất bánh pizza. Nhưng Clark đã bán công ty vào năm 2000 và vẫn trả phí duy trì cho website với rất nhiều quảng cáo trên đó.

Tháng 1/2008, anh quyết định rao bán tên miền sau khi biết Vodka.com được bán với giá 3 triệu USD từ năm 2006. "Tôi nghĩ là tại sao mình không thử và xem mức độ quan tâm của mọi người ra sao", Clark cho biết. "Người ta đã trả giá cao cho Vodka.com thì có thể hào phóng với pizza.com. Tôi tiếc là không mua thêm nhiều domain từ những năm 90".

Theo: VnExpress

Share facebookShare facebook

Bạn đã đọc tin này chưa ?

Go Top
Chat hỗ trợ
Chat ngay